Với điểm chuẩn 27,5 điểm ngành bác sĩ đa khoa, đại học Y Hà Nội đã khiến rất nhiều sĩ tử, dù được 27 điểm, phải từ bỏ giấc mơ bước chân vào giảng đường trường đại học hàng đầu cả nước. Đây cũng là một chủ đề đang gây xôn xao dư luận trong những ngày gần đây. Trong lúc này xuất hiện một bài thơ trên facebook và đã được đăng tải trên nhiều diễn đàn. Thấy bài thơ này cùng bày tỏ được tâm trạng của các thí sinh nên mình đăng lại cho mọi người cùng đọc:
Đa khoa điểm chuẩn cao vờiMấy em hai bảy rụng rời tay chân Hai bảy rưỡi cũng phân vânEm nào hai tám mười phần chắc ăn Hai chín chẳng phải lăn tănBa mươi chẳng có như năm vừa rồi Có đứa khóc đứng khóc ngồiCó đứa thì lại cứ cười ha ha Đứa thì than trách rên laChỉ tiêu sao lại không là bẩy trăm? Như thế hai bảy phẩy nămSẽ được may mắn nằm trong bảng vàng Năm nay đề khá dễ dàngThế nên có chuyện cả làng điểm cao Bây giờ biết phải làm saoĐể cho cân đối đầu vào Đa Khoa? Quay lại cái lúc tháng baChỉ tiêu đã được đề ra rõ ràng Bây giờ chỉ việc nhẹ nhàngLấy từ cao xuống đàng hoàng phân minh Nếu mà chỉ nghĩ đến tìnhLấy thêm trăm đứa tình hình ra sao Giảng đường thì hết chỗ vàoCó khi phòng xác mở vào ca đêm... (học giải phẫu) Thầy cô lại phải dạy thêmThư viện kín chỗ cả đêm lẫn ngày Nhưng mà hai bảy tiếc thayTại thằng hai tám nó hay hơn mình Mọi chuyện cũng quá phân minhĐi thi đỗ – trượt thường tình mà thôi. Ừ thì khóc lóc một hồiBuồn bã một lúc thế rồi là xong Bây giờ cứ nghĩ trong lòng“Thằng ngoài thì ước, thằng trong khóc thầm” Như vậy sẽ thấy an tâmĐể mà bước tiếp lên tầm cao hơn!!(st)
Đề bài: "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"
"Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: Đánh một trận giặc không kinh ngạc Đánh hai trận tan tác quân ta."
Đề bài: "Anh/Chị hãy phân tích hình ảnh người lính Việt Nam qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ (điển hình như bài "Dáng đứng Việt Nam" của Lê Anh Xuân)"
Trong bài viết của một bạn lớp 12A3 THPT Phụng Hiệp, Cửu Long có đoạn:"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậy... Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi. Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng khi đang đứng bắn..."
Bài làm của một bạn lớp 12 ở Bến Tre, viết:"... Trên đường băng Tân Sơn Nhất, một anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm trên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không một thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."
Đề bài: "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái"."
"Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi...".Kiều là một người rất thương bồ, bằng chứng là Kiều đã đưa tiền cho Kim Trọng làm lộ phí: "Trăm nghìn lạy gửi tình quân".
Đề bài: " Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh."
"Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."
Đề bài: "Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Hãy chứng minh bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du."
Một bạn học sinh tên Hoài Nhân, lớp 9 THCS viết:"Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hằng năm, người ta lấy ngày 8-3 làm quốc khánh phụ nữ..."
Đề bài: "Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều"
"... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kì thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bác đảo cả giới hậu bối chúng ta..."
Mỵ và A Phủ
"Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai chúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặc dù quá xá người cản trở nhưng họ cũng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý Bá Tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đến, Mỵ dùng củi chỏ đánh cho bọn nó tan tác hết trơn. Mỵ lại dìu A Phủ vô nhà, miệng của Mỵ ri rỉ mấy giọt máu. Nhà văn Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô Mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia để dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. (Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thầy cô tích đứt, em cảm ơn)."
Tây Tiến
"Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến."