Showing posts with label Học tập. Show all posts
Showing posts with label Học tập. Show all posts

Monday, 3 March 2014

Phương pháp điều chế Phenol và đồng bọn


Phương pháp điều chế Phenol và đồng bọn


Phương pháp điều chế Phenol và đồng bọn

Phương pháp điều chế Aren


Phương pháp điều chế Aren


Phương pháp điều chế Aren

Phương pháp điều chế Ankin


Phương pháp điều chế Ankin


Phương pháp điều chế Ankin

Phương pháp điều chế Ankan


Phương pháp điều chế Ankan


Phương pháp điều chế Ankan

Phương pháp điều chế Andehit


Phương pháp điều chế Andehit


Phương pháp điều chế Andehit

Phương pháp điều chế Ancol


Phương pháp điều chế Ancol


Phương pháp điều chế Ancol

Phương pháp điều chế Amin


Phương pháp điều chế Amin


Phương pháp điều chế Amin

Friday, 17 January 2014

I can do it


1. The Power of Affirmations



2. Health



3. Forgiveness



4. Prosperity



5. Creativity



6. Relationships - Romance



7. Job success



8. Stress - Free living



9. Self-esteem



10. In conclusions




I can do it text





I can do it - Mindset

Sunday, 11 August 2013

Bài thơ viết tặng sĩ tử 27 điểm trượt đại học Y Hà Nội


Với điểm chuẩn 27,5 điểm ngành bác sĩ đa khoa, đại học Y Hà Nội đã khiến rất nhiều sĩ tử, dù được 27 điểm, phải từ bỏ giấc mơ bước chân vào giảng đường trường đại học hàng đầu cả nước. Đây cũng là một chủ đề đang gây xôn xao dư luận trong những ngày gần đây. Trong lúc này xuất hiện một bài thơ trên facebook và đã được đăng tải trên nhiều diễn đàn. Thấy bài thơ này cùng bày tỏ được tâm trạng của các thí sinh nên mình đăng lại cho mọi người cùng đọc:

     Đa khoa điểm chuẩn cao vời
Mấy em hai bảy rụng rời tay chân
     Hai bảy rưỡi cũng phân vân
Em nào hai tám mười phần chắc ăn
     Hai chín chẳng phải lăn tăn
Ba mươi chẳng có như năm vừa rồi
     Có đứa khóc đứng khóc ngồi
Có đứa thì lại cứ cười ha ha
     Đứa thì than trách rên la
Chỉ tiêu sao lại không là bẩy trăm?
     Như thế hai bảy phẩy năm
Sẽ được may mắn nằm trong bảng vàng
     Năm nay đề khá dễ dàng
Thế nên có chuyện cả làng điểm cao
     Bây giờ biết phải làm sao
Để cho cân đối đầu vào Đa Khoa?
     Quay lại cái lúc tháng ba
Chỉ tiêu đã được đề ra rõ ràng
     Bây giờ chỉ việc nhẹ nhàng
Lấy từ cao xuống đàng hoàng phân minh
     Nếu mà chỉ nghĩ đến tình
Lấy thêm trăm đứa tình hình ra sao
     Giảng đường thì hết chỗ vào
Có khi phòng xác mở vào ca đêm... (học giải phẫu)
     Thầy cô lại phải dạy thêm
Thư viện kín chỗ cả đêm lẫn ngày
     Nhưng mà hai bảy tiếc thay
Tại thằng hai tám nó hay hơn mình
     Mọi chuyện cũng quá phân minh
Đi thi đỗ – trượt thường tình mà thôi.
     Ừ thì khóc lóc một hồi
Buồn bã một lúc thế rồi là xong
     Bây giờ cứ nghĩ trong lòng
“Thằng ngoài thì ước, thằng trong khóc thầm”
     Như vậy sẽ thấy an tâm
Để mà bước tiếp lên tầm cao hơn!!
(st)

Bài thơ viết tặng sĩ tử 27 điểm trượt đại học Y Hà Nội

Friday, 2 August 2013

Những đoạn văn cười ra nước mắt phần 4


Đề bài: "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"

"Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta:
     Đánh một trận giặc không kinh ngạc
     Đánh hai trận tan tác quân ta."


Đề bài: "Anh/Chị hãy phân tích hình ảnh người lính Việt Nam qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ (điển hình như bài "Dáng đứng Việt Nam" của Lê Anh Xuân)"

Trong bài viết của một bạn lớp 12A3 THPT Phụng Hiệp, Cửu Long có đoạn:
"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậy... Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi. Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng khi đang đứng bắn..."

Bài làm của một bạn lớp 12 ở Bến Tre, viết:
"... Trên đường băng Tân Sơn Nhất, một anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm trên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không một thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."
Những đoạn văn cười ra nước mắt

Thursday, 1 August 2013

Những đoạn văn cười ra nước mắt phần 3


Đề bài: "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái"."

"Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi...".
Kiều là một người rất thương bồ, bằng chứng là Kiều đã đưa tiền cho Kim Trọng làm lộ phí: "Trăm nghìn lạy gửi tình quân".



Đề bài: " Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh."

"Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."
Những đoạn văn cười ra nước mắt phần 3

Wednesday, 31 July 2013

Những đoạn văn cười ra nước mắt phần 2


Đề bài: "Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Hãy chứng minh bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du."

Một bạn học sinh tên Hoài Nhân, lớp 9 THCS viết:
"Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hằng năm, người ta lấy ngày 8-3 làm quốc khánh phụ nữ..."



Đề bài: "Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều"

"... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kì thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bác đảo cả giới hậu bối chúng ta..."
Những đoạn văn cười ra nước mắt

Tuesday, 30 July 2013

Những đoạn văn cười ra nước mắt phần 1



Mỵ và A Phủ


"Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai chúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặc dù quá xá người cản trở nhưng họ cũng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý Bá Tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đến, Mỵ dùng củi chỏ đánh cho bọn nó tan tác hết trơn. Mỵ lại dìu A Phủ vô nhà, miệng của Mỵ ri rỉ mấy giọt máu. Nhà văn Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô Mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia để dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. (Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thầy cô tích đứt, em cảm ơn)."




Tây Tiến


"Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến."
Những đoạn văn cười ra nước mắt

Tuesday, 9 July 2013

Đề thi + đáp án đề thi đại học - cao đẳng 2013 (update liên tục)

ĐÁP ÁN ĐỀ ĐẠI HỌC NĂM 2013


Khối A


Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Toán khối A năm 2013

Lời giải và nhận xét đề đại học môn Toán khối A năm 2013 bằng nhiều cách


Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Hóa khối A năm 2013

Lời giải chi tiết đề thi đại học môn Hóa khối A năm 2013 ( hoặc bản word )

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Vật Lý khối A năm 2013

Lời giải chi tiết đề thi đại học môn Vật Lý khối A năm 2013


Khối A1


Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Toán khối A1 năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Anh khối A1 năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Vật Lý khối A1 năm 2013


Khối B


Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Toán khối B năm 2013 ( hoặc bản word )

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Sinh khối B năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Hóa khối B năm 2013


Khối D


Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Tiếng Anh khối D năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Toán khối D năm 2013 ( hoặc bản word )

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Ngữ Văn khối D năm 2013 

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Tiếng Nhật năm 2013 ( chính thức )

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Tiếng Trung năm 2013 ( chính thức )

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Tiếng Pháp năm 2013 ( chính thức )

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Tiếng Nga năm 2013 ( chính thức )

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Tiếng Đức năm 2013 ( chính thức )


Khối C


Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Sử khối C năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Địa Lý khối C năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi đại học môn Ngữ Văn khối C năm 2013



ĐÁP ÁN ĐỀ CAO ĐẲNG NĂM 2013



Khối A

Đề thi (pdf) (ảnh) + đáp án đề thi cao đẳng môn Toán khối A năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Lý khối A năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Hóa khối A năm 2013

Khối A1

Đề thi (pdf) (ảnh) + đáp án đề thi cao đẳng môn Toán khối A1 năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Lý khối A1 năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Anh khối A1 năm 2013

Khối B

Đề thi (pdf) (ảnh) + đáp án đề thi cao đẳng môn Toán khối B năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Hóa khối B năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Sinh khối B năm 2013

Khối D

Đề thi (pdf) (ảnh) + đáp án đề thi cao đẳng môn Toán khối D năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Văn khối D năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Tiếng Anh khối D năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Tiếng Pháp khối D năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Tiếng Đức khối D năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Tiếng Nhật khối D năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Tiếng Trung khối D năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Tiếng Nga khối D năm 2013

Khối C

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Văn khối C năm 2013

Đề thi + đáp án đề thi cao đẳng môn Sử khối C năm 2013

Đề thi (pdf) (ảnh) + đáp án đề thi cao đẳng môn Địa khối C năm 2013

De thi va dap an de thi dai hoc - cao dang nam 2013

Đề thi + đáp án đề thi đại học - cao đẳng 2013


Nếu có đáp án nào lỗi, comment để t sửa lại nha

- sly fox -

Monday, 1 July 2013

Những kĩ thuật sử dụng máy tính khi làm đề tuyển sinh đại học môn Toán


Một bài viết nhỏ về những mẹo vặt khi sử dụng máy tính khi làm đề thi đại học môn toán

link ~~~> Kĩ thuật sử dụng máy tính


Su dung may tinh khi thi dai hoc

Tổng hợp phương pháp điều chế (Hóa học)


Một bài viết của mình từ hồi học cấp 3 nhưng mà nội dung không hề cũ một chút nào đâu nha. Đây cũng có lẽ là bài viết đầu tiên của mình ở trên mạng. Mong rằng nó sẽ có ích với mọi người.

VÔ CƠ



A. HALOGEN VÀ ĐỒNG BỌN

I. Điều chế Clo (Cl2)
1. Trạng thái tự nhiên
Có trong khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O) và xinvinit (NaCl.KCl) 
2. Điều chế
Nguyên tắc : oxi hóa Cl(-) thành Cl2
a. Trong phòng thí nghiệm
Dùng HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh (MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7,...)
MnO2+4HCl---> MnCl2+Cl2+H2O (đun nóng)
2KMnO4+16HCl--->2KCl+2MnCl2+5Cl2+8H2O (nhiệt độ thường)
KClO3+6HCl--->KCl+3Cl2+3H2O (nhiệt độ thường)
K2Cr2O7+14HCl--->2KCl+2CrCl3+3Cl2+7H2O


Dieu che clo trong phong thi nghiem
Điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm


b. Trong công nghiệp
(sản phẩm phụ của công nghiệp sản xuất xút (NaOH))
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
2NaCl+2H2O--->H2+Cl2+2NaOH


II. Điều chế khí HCl (hidro clorua) ---> axit HCl (Clo hidric)
1. Trong phòng thí nghiệm
Dùng NaCl rắn (tinh thể) tác dụng H2SO4 đặc
(phương pháp này cũng được dùng để điều chế HNO3 và HF)
NaCl+H2SO4--->NaHSO4+HCl (nhiệt độ không quá 250 độ C hoặc nhiệt độ thường)
2NaCl+H2SO4--->Na2SO4+2HCl (nhiệt độ > 400 độ C)


Dieu che HCl trong phong thi nghiem


2. Trong công nghiệp
a. Phương pháp sunfat : tương tự điều chế trong phòng thí nghiệm
b. Phương pháp tổng hợp
H2+Cl2--->2HCl
(H2 và Cl2 thu được từ điện phân dd NaCl có màng ngăn)
c. Thu HCl tinh khiết từ “clo hóa các chất hữu cơ”

III. Điều chế các hợp chất khác của Clo
1. Nước Gia-ven
Dùng NaOH loãng nguội tác dụng với Clo
2NaOH+Cl2--->NaCl+NaClO+H2O
(Hoặc điện phân dd NaCl không màng ngăn)
2. Clorua vôi ( CaOCl2 )
Dùng Clo tác dụng với vôi tôi hoăc sữa vôi
Ca(OH)2+Cl2--->CaOCl2+H2O (30 độ C)
3. Muối Clorat (quan trọng nhất là KClO3)
Dùng Clo tác dụng với dd kiềm nóng
3Cl2+6KOH--->5KCl+KClO3+3H2O
Điện phân dd KCl 25%
3H2O+KCl--->KClO3+3H2 (70-75 độ C)

IV. Điều chế Flo (F2)
1. Trạng thái tự nhiên
Có trong khoáng vật florit (CaF2) và criolit (Na3AlF6 hay AlF3.3NaF)
2. Điều chế
a. Trong công nghiệp
Do F2 là chất oxi hóa rất mạnh nên không có chất khử nào đủ mạnh để tách được Flo ra khỏi hỗn hợp của nó. Vì vậy phương pháp tối ưu nhất là điện phân hỗn hợp KF+2HF (nhiệt độ nóng chảy 70 độ C)(dùng hỗn hợp này cũng bởi vì giúp giảm nhiệt độ nóng chảy)
(Cực dương làm bằng than chì và cực âm làm bằng thép đặc biệt hoặc Cu)

V. Điều chế khí HF (hidro florua)
Do F2 tác dụng quá mãnh liệt với nước nên phương pháp duy nhất để điều chế HF là dùng CaF2 tác dụng với H2SO4 đặc
CaF2+H2SO4--->CaSO4+2HF (250 độ C)

VI. Điều chế Brom (Br2) và Iốt (I2) 
Sau khi lấy muối ăn ra khỏi nước biển, phần còn lại chứa nhiều muối NaBr và KBr.Ta sục khí Cl2 vào dd Bromua:
2NaBr+Cl2--->2NaCl+Br2
(điều chế Iôt tương tự)

VII. Điều chế khí HBr (hidro bromua)
Thủy phân PBr3
PBr3+3H2O--->H3PO3+3HBr
Thực tế, cho Br2 tác dụng trực tiếp với P và H2O (PT như trên)

VIII. Điều chế một số chất khác
1. OF2(oxi florua)
Cho F2 qua dd NAOH loãng (khoảng 2%) và lạnh
2F2+2NaOH--->2NaF+H2O+OF2


B.OXI VÀ ĐỒNG BỌN
I. Điều chế Oxi (O2)
1. Trong phòng thí nghiệm
Phân hủy hợp chất chứa oxi và kém bền nhiệt (thường là những chất có tính oxi hóa mạnh)
(KMnO4,KClO3,H2O2,...)
2KMnO4--->K2MnO4+MnO2+O2 (đun nóng)
2KClO3--->2KCl+3O2 (xúc tác MnO2 đun nóng hoặc >500 độ C)
2H2O2--->2H2O+O2 (xúc tác MnO2)
( Nhiệt phân muối nitrat của kim loại kiềm(hoặc kiềm thổ) cũng tạo ra được O2 nhưng chắc do tính nguy hiểm của phản ứng này nên nó không được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm

2RNO3--->2RNO2+O2 )


Dieu che O2 tu KMnO4


2. Trong công nghiệp
a. Từ không khí
Không khí hóa lỏng ở áp suất cao, nhiệt độ thấp sau đó chưng cất phân đoạn không khí lỏng thu 
O2 ở -183 độ C, Ar ở -186 độ C, N2 ở -196 độ C
b. Điện phân H2O (có hòa tan các chất điện li như H2SO4, NaOH,... để tăng tính dẫn điện)
2H2O--->2H2+O2

II. Điều chế lưu huỳnh (S)
1. Khai thác lưu huỳnh tự do trong lòng đất
Sử dụng hệ thống thiết bị nén H2O siêu nóng (170 độ C) vào mỏ S đẩy S nóng chảy lên (phương pháp Frasch)
2. Sản xuất từ hợp chất
a. Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí
H2S+O2--->2S+2H2O
b. Dùng H2S khử SO2
2H2S+SO2--->3S+2H2O
(Thu hồi >90% lượng S trong khí độc SO2 và H2S)


III. Điều chế H2S (hidro sunfua) ---> axit H2S (Sunfuhidric)
Trong công nghiệp, không sản xuất H2S (do đây là khí độc và không có ứng dụng trong thực tiễn)
Trong phòng thí nghiệm, 
FeS+HCl(dd)--->H2S+FeCl2


IV. Điều chế SO2 
1. Trong phòng thí nghiệm
Na2SO3+H2SO4(dd)--->Na2SO4+H2O+SO2 (đun nóng)
2. Trong công nghiệp
- Đốt cháy S
S+O2--->SO2
- Đốt quặng sunfua kim loại như FeS2,Cu2S,...
4FeS2+11O2--->2Fe2O3+8SO2


V. Điều chế SO3
2SO2+O2<--->2SO3 (xúc tác V2O5 450-500 độ C)

VI. Điều chế axit H2SO4 (sunfuric)
(3 công đoạn)
1. Sản xuất SO2
2. Sản xuất SO3
3. Sản xuất H2SO4

H2SO4 98% hấp thụ SO3 thu Oleum H2SO4.nSO3
H2SO4+nSO3--->H2SO4.nSO3
Dùng nước thích hợp pha loãng Oleum
H2SO4.nSO3+H2O--->(n+1)H2SO4

C. NITƠ VÀ ĐỒNG BỌN

I. Điều chế N2
1. Trạng thái tự nhiên
Có trong khoáng vật “diêm tiêu natri”(NaNO3)
2. Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm
NH4NO2--->N2+H2O (đun nóng nhẹ)
Hoặc đun nóng nhẹ hỗn hợp bão hòa NH4Cl và NaNO2
NH4Cl+NaNO2--->N2+NaCl+2H2O (đun nóng nhẹ)
Hoặc
2NH4Cl+4CuO--->N2+H2+CuCl2+3Cu (nhiệt độ)
b. Trong công nghiệp
Chưng cất phân đoạn không khí lỏng thu N2 ở -196 độ C (xem điều chế O2)


II. Điều chế NH3
1. Trong phòng thí nghiệm
- Muối amoni tác dụng chất kiềm đun nóng nhẹ
2NH4Cl+Ca(OH)2--->2NH3+CaCl2+2H2O
(Làm khô NH3: cho qua bình đựng CaO)
- Điều chế nhanh 1 lượng nhỏ NH3: đun nóng dd NH3 đậm đặc (làm khô như trên)
2. Trong công nghiệp
N2+3H2--->2NH3 (450-500 độ C, 200-300 atm, xúc tác Al2O3,K2O,...)


III. Điều chế một số chất khác (trong phòng thí nghiệm)
1. N2O
NH4NO3--->N2O+2H2O (đun nóng nhẹ)
2. NO
3Cu+8HNO3(loãng)--->2NO+4H2O+3Cu(NO3)2
3. NO2
Cu+4HNO3(đặc)--->2NO2+2H2O+Cu(NO3)2
4. N2O5
2HNO3--(P2O5)-->N2O5+H2O
5. N2H4(hidrazin-nhiên liệu tên lửa) trong công nghiệp
2NH3 <---> N2H4+H2 (tia cực tím)


IV. Điều chế axit HNO3 (nitric)
1. Trong phòng thí nghiệm
NaNO3 (hoặc KNO3) rắn tác dụng với H2SO4 đặc nóng
NaNO3+H2SO4--->HNO3+NaHSO4
(phương pháp này chỉ điều chế một lượng nhỏ HNO3 bốc khói)



Dieu che axit nitric trong phong thi nghiem


2. Trong công nghiệp
PHƯƠNG PHÁP OXI HÓA (3 giai đoạn)
a. Oxi hóa NH3 bằng oxi không khí
4NH3+5O2--->4NO+6H2O (800-900 độ C, xúc tác Pt) phản ứng tỏa 907KJ
b. Oxi hóa NO thành NO2 (làm nguội NO hóa hợp với O2)
2NO+O2--->NO2
c. Chuyển hóa NO2 thành HNO3
4NO2+2H2O+O2--->4HNO3
PHƯƠNG PHÁP HỒ QUANG
N2--->NO--->NO2--->HNO3


V. Điều chế Phốt pho (P)
1. Trạng thái tự nhiên
Có trong khoáng vật apatit (3Ca3(PO4)2.CaF2), phốtphorit (Ca3(PO4)2)
2. Điều chế trong công nghiệp
Nung hỗn hợp quặng phốtphorit, cát, than cốc ở 1200 độ C trong lò điện
Ca3(PO4)2+3SiO2+5C--->3CaSiO3+2P+5CO
(Hơi P thoát ra ngưng tụ khi làm lạnh, thu P trắng dạng rắn)


VI. Điều chế axit H3PO4 (Photphoric)
1. Trong phòng thí nghiệm
P+5HNO3(đặc)--->H3PO4+5NO2+H2O
PCl5+4H2O--->H3PO4+5HCl

2. Trong công nghiệp
a. Phương pháp trích li: H2SO4 đặc + quặng phốtphorit (hoặc apatit)
Ca3(PO4)2+3H2SO4--->3CaSO4+2H3PO4 (nhiệt độ)
(Tách muối CaSO4 kết tinh và cô đặc dd, làm lạnh để axit kết tinh.Axit H3PO4 điều chế được không tinh khiết, chất lượng thấp=>chủ yếu để sản xuất phân bón)
b. Phương pháp nhiệt: Điều chế H3PO4 tinh khiết và nồng độ cao hơn
4P+5O2--->2P2O5 (nhiệt độ)
P2O5+3H2O--->3H3PO4

CACBON VÀ ĐỒNG BỌN

I. Điều chế Cacbon (C)
1. Trạng thái tự nhiên
Có trong khoáng vật canxit (CaCO3), magiezit (MgCO3), đolomit (CaCO3.MgCO3)
2. Điều chế
a. Kim cương nhân tạo
Nung than chì ở 2000 độ C, áp suất 50-100 nghìn atm, xúc tác Fe,Cr hay Ni
b. Than chì nhân tạo
Nung than cốc ở 2500-3000 độ C trong lò điện (không có không khí)
c. Than cốc
Nung than mỡ khoảng 1000 độ C trong lò cốc (không có không khí)
d. Than gỗ
Tạo nên khi đốt cháy gỗ trong điều kiện thiếu không khí
e. Than muội
Nhiệt phân CH4 có xúc tác
CH4---->C+H2
6. Than mỏ
Khai thác trực tiếp từ các vỉa than trong lòng đất


II. Điều chế CO
1. Trong phòng thí nghiệm
Cho H2SO4 đặc và axit HCOOH, đun nóng
HCOOH---->CO+H2O (nhiệt độ H2SO4 đặc)

2. Trong công nghiệp
- Cho hơi nước qua than nung đỏ
C+H2O--->CO+H2
(Hỗn hợp khí tạo thành gọi là khí than ướt, chứa trung bình khoảng 44% CO, còn lại là CO2,N2,H2,...)
- Sản xuất trong lò gas: thổi không khí qua than nung đỏ CO2 bị khử thành CO
CO2+C--->2CO
(Hỗn họp khí thu được gọi là khí lò gas hay khí than khô, chứa trung bình khoảng 25% CO, ngoài ra là N2,CO2 và một lượng nhỏ khí khác)


III. Điều chế CO2 (cacbonic)
1. Trong phòng thí nghiệm
Cho dd HCl tác dụng với đá vôi trong bình kíp
CaCO3+2HCl--->CaCl2+CO2+H2O

2. Trong công nghiệp
Được tạo ra trong quá trình đốt than để thu năng lượng ngoài ra trong quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên, các sản phẩm dầu mỏ, nung vôi, lên men rượu từ glucozo,...

IV. Điều chế Si (silic)
1. Trạng thái tự nhiên
Có trong khoáng vật cao lanh (Al2O3.2SiO2.2H2O), xecpentin (3MgO.2SiO2.2H2O), fenspat (Na2O.Al2O3.6SiO2)
2. Điều chế
a. Trong phòng thí nhiệm
Đốt cháy hỗn hợp bột Mg với cát nghiền mịn
SiO2+2Mg--->Si+MgO (đốt cháy)
b. Trong công nghiệp
Dùng than cốc khử SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao 
SiO2+2C--->Si+2CO (nhiệt độ)

KIM LOẠI

I. Phương pháp chung điều chế kim loại (trong công nghiệp)
1. Phương pháp thủy luyện (điều chế kim loại có tính khử yếu như Cu,Hg,Ag,Au,...)
Cơ sở của phương pháp là dùng những dung dịch thích hợp như dd H2SO4, NaOH, NaCN,... để hòa tan KL và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó, các ion KL trong dd được khử bằng KL có tính khử mạnh hơn như Fe,Zn,...
VD
Ag2S+4KCN--->2K(Ag(CN)2)+K2S
2K(Ag(CN)2)+Zn--->K2(Zn(CN)4)+2Ag

2. Phương pháp nhiệt luyện (điều chế KL có tính khử trung bình và yếu như Zn,Fe,Sn,Pb,Cu,...)
Cơ sở của phương pháp là khử những ion LK trong các hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như C,CO,H2 hoạc kim loại Al, kim loại kiềm và kiềm thổ
- Trường hợp là quặng sunfua KL như Cu2S,ZnS,FeS2,... thì phải chuyển sunfua KL thành oxit KL sau đó khử oxit KL bằng chất khử thích hợp.
VD
2ZnS+3O2--->2ZnO+2SO2 (nung)
ZnO+C--->CO+Zn (nhiệt độ cao)
- Đối với những KL khó nóng chảy như Cr,Fe dùng Al làm chất khử (phương pháp nhiệt nhôm) 
VD
Cr2O3+2Al--->2Cr+Al2O3 
- Với những KL kém hoạt động như Hg,Ag chỉ cần đốt cháy quặng cũng thu được KL mà không cần phải khử bằng các tác nhân khác.

3. Phương pháp điện phân (điều chế được hầu hết các KL)
Cơ sở của phương pháp là dùng dòng điện một chiều để khử các ion KL.
- Điều chế những KL có tính khử mạnh như Li,Na,Al,K,... bằng cách điện phân những hợp chất (muối, bazơ, oxit) nóng chảy của chúng
VD
2KCl--->2K+Cl2
- Điều chế KL có tính khử trung bình và KL có tính khử yếu như Zn,Cu,... bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng
VD
2ZnSO4+2H2O--->2Zn+2H2SO4+H2

II. Điều chế kim loại kiềm và kiềm thổ
Do không có chất nào khử được ion KL kiềm nên phương pháp thường dùng là điện phân nóng chảy muối halogenua của chúng thu KL ở Catot
VD
Điều chế Na: điện phân hỗn hợp 2NaCl+CaCl2 (để hạ nhiệt độ nóng chảy xuống còn khoảng 600 độ C)
2NaCl--->2Na+Cl2*Điều chế NaOH
Điện phân dd có màng ngăn
2NaCl+2H2O--->H2+Cl2+2NaOH
(dd NaOH lẫn nhiều NaCl. Người ta cô đặc dd NaCl ít tan so với NaOH nên kết tinh trước.Tách NaCl còn lại NaOH)


III. Điều chế Al (Nhôm)
Điện phân nóng chảy Al2O3 và Na3AlF6 (nhiệt độ nóng chảy 900 độ C)
(Tác dụng: tiết kiệm năng lượng,tạo chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3,hỗn hợp này có khối lượng riêng < Al nổi lên trên Al, ngăn cản Al tiếp xúc với không khí)
2Al2O3--->4Al+3O2


IV. Điều chế Cr (Crom)
1. Trạng thái tự nhiên
Có trong quặng cromit (FeO.Cr2O3)
2. Điều chế
Tách Cr2O3 từ quặng cromit, điều chế Cr bằng phương pháp nhiệt nhôm
Cr2O3+2Al--->2Cr+Al2O3 (nhiệt độ)
(Độ tinh khiết của Cr 97-99%, tạp chất là Al,Fe,Si)


V. Điều chế Fe và đồng bọn
1. Trạng thái tự nhiên
Có trong quặng hematit đỏ (Fe2O3), hematit nâu (Fe2O3.nH2O), manhetit (Fe3O4)-quặng giàu Fe nhất, xiderit (FeCO3), pirit sắt (FeS2)
2. Điều chế
a. Fe
3Fe2O3+CO--->2Fe3O4+CO2 (400 độ C)
Fe3O4+CO--->3FeO+CO2 (500-600 độ C)
FeO+CO--->Fe+CO2 (700-800 độ C)
b. FeO (phòng thí nghiệm)
phân hủy Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao (không có không khí)
Fe(OH)2--->FeO+H2O (nhiệt độ)
c. Fe(OH)2 (phòng thí nghiệm)
Phản ứng trao đổi ion của dd muối Fe(II) + dd bazo (không có không khí)
FeCl2+2NaOH--->Fe(OH)2+ 2NaCl hay Fe(2+)+2OH(-)--->Fe(OH)2
d. Muối Fe(II) (phòng thí nghiệm)
- Fe hoặc hợp chất Fe(II) như FeO, Fe(OH)2 tác dụng với dd HCl hoặc H2SO4 (không có không khí)
- Từ muối Fe(III)
2FeCl3+Fe--->3FeCl2
e. Fe2O3
Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao
2Fe(OH)3--->Fe2O3+3H2O

Dieu che Fe2O3

f. Fe(OH)3
Phản ứng trao đổi ion của dd muối Fe(III) hoặc phản ứng oxi hóa Fe(OH)2
FeCl3+3NaOH--->2NaCl+Fe(OH)3 hay Fe(3+)+3OH(-)--->Fe(OH)3
f. Muối Fe(III)
Điều chế trực tiếp từ phản ứng Fe tác dụng với chất oxi hóa mạnh như Cl2,HNO3,H2SO4(đặc, nóng), phản ứng hợp chất Fe(III) với axit
2Fe(OH)3+3H2SO4--->Fe2(SO4)3+6H2O
Fe2O3+6HCl--->2FeCl3+3H2O

VI. Điều chế Cu (đã bỏ)

HỮU CƠ



A. HIĐROCACBON

I. Phương pháp chung điều chế hiđrocacbon (đi từ dầu mỏ)
1. Hai phương pháp chế biến dầu mỏ 
a. Rifominh
(Là quá trình sử dụng xúc tác và nhiệt độ biến đổi cấu trúc của H-C
từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm.)
Điều kiện: 500 độ C, 20-40 atm, xúc tác Pt,Pd,Ni,... trên chất mang là Al2O3 hoặc nhôm silicat
- Chuyển ankan mạch thẳng thành ankan mạch nhánh và xicloankan
VD
CH3(CH2)5CH3--->(CH3)2CHCH2CH(CH3)2 hoặc C6H11CH3 (mạch vòng)+H2
- Tách hiđro chuyển xicloankan thành aren
VD
C6H12(mạch vòng)---->C6H6+3H2
- Tách hiđro chuyển ankan thành aren
VD
CH3(CH2)5CH3--->C6H6CH3+4H2
b. Crăckinh
(là quá trình bẻ gãy phân tử H-C mạch dài thành các phân tử H-C mạch ngắn hơn nhờ tác dụng nhiệt hoặc xúc tác và nhiệt)
- Crăckinh nhiệt (700-800 độ C) (tạo ra eten,propen,buten,penten,...)
- Crăckinh xúc tác (400-450 độ C, Alumino silicat (75-90% SiO2, 10-35% Al2O3)+HF ) (chuyển H-C mạch dài (C21-C35) thành mạch ngắn)
2. Một số phương pháp khác
a. Nung RCOONa rắn với vôi tôi xút (CaO có vai trò làm giảm nhiệt lượng=>an toàn hơn)
RCOONa+NaOH--->RH+Na2CO3 (nung, xúc tác CaO)
(RH có thể là ankan,anken,...)
b. Phương pháp Wuyêc-fictic
RX+R’X+2Na--->R-R’+2NaX
Hoặc
RX+R'X+Zn--->R-R'+ZnX2 (axeton)
(X là halogen (Cl,Br,I))
(R và R’ có thể là ankan,anken,aren,...)
c. Cộng 2 H-C
VD
C6H6+C3H6--->C6H5CH(CH3)2(Cumen) (nhiệt độ, H+)
C6H6+C2H4--->C6H6C2H5 (nhiệt độ, H+)

d. Phản ứng điện phân (phương pháp Konbơ)
RCOONa+2H2O--->R-R+2CO2+2NaOH+H2

II. Điều chế Ankan
1. Trong phòng thí nghiệm
Nung CH3COONa rắn với vôi tôi xút
CH3COONa+NaOH--->Na2CO3+CH4 (nung)
Thủy phân Al4C3
Al4C3+12H2O--->3CH4+4Al(OH)3


III. Điều chế Xicloankan
CH3(CH2)4CH3--->C6H12+H2 (nhiệt độ, xt)

IV. Điều chế Anken
1. Trong phòng thí nghiệm
Đun ancol với axit sufuric đặc (H2SO4)
VD
CH3CH2OH--->CH2=CH2+H2O (170 độ C,H2SO4 đặc)

2. Trong công nghiệp
- Tách hiđro từ ankan hoặc crăckinh
VD
C2H6--->C2H4+H2 (400-600 độ C, xt Cr2O3)

3. Khác
a. Tách H2O ra khỏi nước
R-CH(OH)-CH2-R’--->R-CH=CH-R’+H2O (170 độ C,H+)
b. Tách HX ra khỏi dẫn xuất halogen
R-CHX-CH2-R’+NaOH--->R-CH=CH-R’+NaX+H2O (đun nóng, xt ancol) 


V. Điều chế Ankađien
CH3CH2CH2CH3--->CH2=CH=CH=CH2+2H2 (xt, nhiệt độ)
CH3CH2(CH3)CH2CH3--->CH2=C(CH3)CH=CH2+2H2 (xt, nhiệt độ)


VI. Điều chế Ankin
Điều chế C2H2
- Phương pháp điều chế trong công nghiệp hiện nay: nhiệt phân metan ở 1500 độ C, làm lạnh nhanh
2CH4--->C2H2+3H2 (1500 độ C)
- Phương pháp cũ
CaO--->CaC2--->C2H2
CaO+3C--->CO+CaC2(đất đèn)
CaC2+2H2O--->Ca(OH)2+C2H2



Dieu che C2H2 tu dat den
Điều chế C2H2 trong phòng thí nghiệm


VII. Điều chế Benzen và ankin benzen
CH3(CH2)4CH3--->C6H6+4H2 (xt, nhiệt độ)
CH3(CH2)5CH3--->C6H5CH3+4H2 (xt, nhiệt độ)
C6H6+C2H4--->C6H5C2H5 (nhiệt độ,H+)


VIII. Điều chế một số hợp chất quan trọng từ khí thiên nhiên (CH4)
1. Butađien (C4H6)

CH4(1500 độ C)--->C2H2 (+H2O)(80 độ C, xt H2SO4,HgSO4)--->CH3CHO(+H2)(Ni, nhiệt độ) --->C2H5OH(400-500 độ C, xt Al2O3)--->C4H6
CH4--->C2H2(CuCl,NH4Cl hoặc CuCl2)--->C4H4(vinyl axetilen)(Pd/PbCO3)--->C4H6
Phương pháp cũ
mùn cưa--->glucozo--->C2H5OH--->C4H6

2. Stiren (C6H5-C2H3)
CH4--->C2H2(than hoạt tính, 600 độ C)--->C6H6(+C2H4)(H+)--->C6H5C2H5(ZnO, nhiệt độ)--->C6H5C2H3

B. DẪN XUẤT HALOGEN-ANCOL-PHENOL

I. Điều chế dẫn xuất halogen
Hiđrocabon không no tác dụng với HCl, HBr, Cl2, … (phản ứng cộng)
Hiđrocacbon no tác dụng với Cl2, Br2, … (phản ứng thế)(Ngoài ra, hiđrocacbon không no cũng có thể thế halogen ở 450-500 độ C)
VD
C2H4--->CH2Cl-CH2Cl--->CH2=CH-Cl
C2H4+Cl2--->CH2Cl-CH2Cl (etanol,NaOH)
CH2Cl-CH2Cl--->CH2=CH-Cl+HCl (500 độ C)

C2H2+HCl--->CH2=CHCl (150-200 độ C, HgCl2)

(xem điều chế glixerol)

Từ ancol
ROH+HX--->RX+H2O (nhiệt độ, ZnCl2)
R-OH+PCl5--->RCl+POCl3+HCl
3ROH+PI3--->3RI+H3PO3


II. Điều chế Ancol
1. Phương pháp chung
- Hidrat hóa anken trong môi trường axit (H2SO4,HCl,H3PO4,HBr,HClO4,...)
- Thủy phân dẫn xuất halogen bằng dd kiềm nóng
R-Cl+HOH--->R-OH+H-Cl
- Khử anđêhit và xeton bằng H mới sinh (H(+)+Fe) hoặc tác dụng với H2 xúc tác Ni,Pt,...
R-CHO+2H--->R-CH2-OH (Ni, nhiệt độ)
R-CO-R’+2H--->R-CH(OH)-R’ (Ni, nhiệt độ)

- Từ este (Cách này thuộc phần nâng cao)
RCOOR'--->RCH2OH+R'OH (nhiệt độ, xúc tác LiAlH4 - chất khử mạnh)

- Ngoài ra cũng có thể tạo ancol từ amin bậc nhất
R-NH2+HNO2--->R-OH+N2+H2O

2. Etanol (C2H5OH) trong công nghiệp
- Hidrat hóa etilen xúc tác axit
CH2=CH2+HOH--->CH3-CH2-OH (H2SO4, 300 độ C)
- Lên men tinh bột
(C6H10O5)n+nH2O--->nC6H12O6 (enzim)
C6H12O6--->2C2H5OH+2CO2 (enzim- men zima)

3. Metanol (CH3OH)
Cách 1
2CH4+O2--->2CH3OH (200 độ C, 100 atm, xúc tác Cu)
Cách 2
CH4+H2O--->CO+3H2 (xúc tác, nhiệt độ)
CO+3H2--->CH3OH (400 độ C, 200 atm, xúc tác ZnO,CrO3)

4. Một số ancol quan trọng khác
a. Etylen glicol (CH2OH-CH2OH)
3CH2=CH2+2KMnO4+4H2O--->3HOCH2-CH2OH+2MnO2+2KOH (nhiệt độ thường)
Trong công nghiệp
CH2=CH2(+Cl2)--->CH2Cl-CH2Cl(+H2O)(xúc tác Na2CO3)--->CH2OH-CH2OH
b. Glixerol hay glixerin (CH2OH-CHOH-CH2OH)
CH2=CH-CH3(+Cl2)(450 độC)--->CH2=CH-CH2Cl(+Cl2+H2O)--->CH2Cl-CHOH-CH2Cl(+NaOH)--->Glixerol
- Xà phòng hóa chất béo
- Lên men glucozo có mặt NaHSO3
C6H12O6--->CH2OH-CHOH-CH2OH+CH3CHO+CO2 (NaHSO3)


III. Điều chế Phenol
1. Phương pháp cũ
C6H6+Cl2--->C6H5Cl+HCl (Fe)
C6H5Cl+2NaOH--->C6H5ONa+NaCl+H2O (300 độ C, 200 atm)
C6H5ONa+H(+)--->C6H5OH+Na(+)

2. Phương pháp chủ yếu hiện nay là sản xuất đồng thời phenol và axeton
C6H6(+CH2=CH-CH3)(H+)--->C6H5CH(CH3)2--1)O2(kk);2)H2SO4-->C6H5OH+CH3-CO-CH3

C.ANĐEHIT-XETON-AXIT CACBONXYLIC

I. Điều chế Anđehit và Xeton
1. Từ ancol
- Phương pháp chung để điều chế anđehit và xeton là oxi hóa nhẹ ancol bậc I và bậc II tương ứng bằng CuO
- Fomanđehit được điều chế trong công nghiệp bằng cách oxi hóa nhẹ metanol nhờ oxi kk ở 600-700 độ C, xúc tác Cu hoặc Ag
2CH3OH+O2--->2HCHO+2H2O (600 độ C, Ag)

2. Từ hiđrocacbon
- Các anđehit và xeton thông dụng thường được sản xuất từ hiđrocacbon
+ Oxi hóa không hoàn toàn metan là phương pháp mới sản xuất HCHO
CH4+O2--->HCHO+H2O (xúc tác, nhiệt độ)
+ Oxi hóa etilen là phương pháp hiện đại sản xuất CH3CHO
2CH2=CH2+O2--->2CH3CHO (PdCl2,CuCl2, nhiệt độ)
+ Oxi hóa Cumen rồi chế hóa với axit H2SO4 thu được axeton cùng phenol (xem phần điều chế phenol)
- Ngoài ra
C2H2+H2O--->CH3CHO (HgSO4, H2SO4, 80 độ C)
- Thủy phân dẫn xuất halogen
R-CHCl2--->RCH(OH)2 (không bền)--->RCHO+H2O
RCHCl2+2NaOH--->RCHO+H2O+2NaCl


II. Điều chế Axit cacbonxylic
1. Trong phòng thí nghiệm
- Oxi hóa hiđrocacbon, ancol,...
C6H5CH3(+KMnO4+H2O)(80-100 độ C)--->C6H5COOK(H3O+)--->C6H5COOH
- Từ dẫn xuất halogen
RX (+KCN)--->RCN(H3O+, nhiệt độ)--->RCOOH
RX3+3NaOH--->RCOOH+3NaX+H2O
C2H5Br(+Mg)(ete khan)--->C2H5MgBr(+CO2)--->BrMg-OOC-C2H5(H+)--->C2H5COOH (và MgOHBr-magie hiđroxit bromua)

- Từ anđehit
CH3CHO(+HCN)--->CH3CH(OH)-CN(H+)--->CH3COOH
- Ngoài ra, thủy phân este (xúc tác H2SO4 đặc)

2. Trong công nghiệp
- Lên men giấm là phương pháp cổ nhất, ngày nay chỉ còn dùng để sản xuất giấm ăn
CH3CH2OH+O2--->CH3COOH+H2O (men giấm, 25-30 độ C)
- Oxi hóa anđehit axetic trước đây là phương pháp chủ yếu sản xuất CH3COOH
CH3CHO+1/2O2--->CH3COOH (Mn2+, nhiệt độ)
- Đi từ metanol và CO nhờ xúc tác thích hợp là phương pháp hiện đại sản xuất CH3COOH
CH3OH+CO--->CH3COOH (xúc tác, nhiệt độ)
(phương pháp này cho axit axetic với giá hạ nhất)

Dieu che axit axetic từ metanol
3. Phương pháp khác trong công nghiệp
- Từ hiđrocacbon (năm nay rất dễ thi đến nó)
2R-CH2-CH2-R’+5O2--->2R-COOH+2R’-COOH+2H2O (nhiệt độ, xúc tác)
2CH3CH2CH2CH3+5O2--->4CH3COOH+2H2O (xúc tác, 180 độ C, 500 atm)
R-CH=CH-R’+[O](KMnO4)--->RCOOH+R’COOH
- Chưng gỗ: trong nước chưng gỗ có 10% CH3COOH, trung hòa bằng nước vôi trong thành Ca(CH3COO)2. Tách riêng muối này rồi chế hóa bằng H2SO4 và đun nóng, axit axetic bay ra được ngưng tụ lại

4. Một số axit cacbonxylic quan trọng khác
a. Axit oxalic (HCOO-COOH)
2HCOONa--->NaOOC-COONa+H2 (400 độ C)
NaOOC-COONa+2H+--->HOOC-COOH+2Na+

b. Axit phtalic (C6H4(COOH)2 vị trí o)
C10H8(naphtalen)(+O2(kk))--->C6H4(C=O)2O (V2O5, 350-450 độ C)(anhiđrit phtalic) (+H2O)--->C6H4(COOH)2
Ngoài ra oxi hóa o-xilen bằng O2(kk) cũng có thể tạo ra anhiđrit phtalic

D. ESTE-AMIN

I. Điều chế Este
1. Từ ancol và axit cacbonxylic
RCOOH+R’OH<--->RCOOR’+H2O (H2SO4 đặc, nhiệt độ)
Dieu che RCOOH va RX
2. Từ phenol và anhiđrit axit hoặc clorua axit
C6H5OH+(CH3CO)2O--->CH3COOC6H5+CH3COOH
C6H5OH+CH3COOCl--->CH3COOC6H5+HCl

3. Từ hiđrocacbon và axit cacbonxylic
CH3COOH+C2H2--->CH3COOC2H3

II. Điều chế Amin
1. Thay thế nguyên tử H của phân tử amoniac
NH3(+CH3I)--->CH3NH2(+CH3I)--->(CH3)2NH(+CH3I)--->(CH3)3N
2. Khử hợp chất nitro
Anilin và amin thơm được điều chế bằng cách khử nitrobenzen (hoặc dẫn xuất nitro tương ứng)
bằng H mới sinh (Fe,Zn+HCl)
C6H5NO2+6H--->C6H5NH2+2H2O (Fe+HCl)



Đây là bài viết của mình trên trang diendan.hocmai.vn